Chật vật quá tải học sinh lớp 1

|

Năm học 2018 - 2019, Hà Nội có khoảng 130.000 trẻ vào lớp 1, tăng 30.000 trẻ so năm học trước. Số lượng khổng lồ này đã tạo ra sức ép vô cùng lớn, đặc biệt là ở một số quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông… và một số huyện ngoại thành như Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn.

1001 hệ lụy!

Theo điều tra thống kê tại một số trường tiểu học tại khu vực Cầu Giấy, số lượng học sinh (HS) theo học lên tới con số 60 - 70. Chẳng hạn, Trường tiểu học Nghĩa Đô, có lớp sĩ số lên tới 68 HS. Trường tiểu học Dịch Vọng A, B thì sĩ số là hơn 65 HS. Cùng với đó, cũng không “kém cạnh”, Trường tiểu học Nghĩa Tân số lượng HS mỗi lớp cũng dao động trong khoảng từ 60 - 70 HS.

So những năm trước, số lượng lớp học cũng như HS theo học tại những ngôi trường này có sự thay đổi đáng kể. Nếu trong năm 2017 con số chỉ dao động trong khoảng từ 350 - 550 HS thì năm nay nó đã vượt lên trong khoảng từ 500 - 800 HS, có thể thấy mức độ quá tải tại các trường tiểu học đang ở tình trạng báo động như thế nào.

Thực tế số lượng HS đầu vào của mỗi trường năm nay lại tăng lên rất nhiều so những con số theo chỉ tiêu được đưa ra trên các website của trường. Được biết, trong năm 2018 Trường tiểu học Dịch Vọng A công bố chỉ tiêu tuyển sinh là 588 HS chia cho 12 lớp, nhưng thực tế con số ấy lên tới 672 HS, vượt chỉ tiêu đến 84 HS. Con số vượt quá tiêu chuẩn số lượng HS của một lớp nhưng lạ là số lượng lớp lại vẫn giữ nguyên (!?). Hay tại Trường tiểu học Nghĩa Tân, con số mà nhà trường đưa ra chỉ là 588 HS trên 12 lớp thường nhưng con số thực tế cho thấy số lượng HS đã vượt quá lên rất nhiều: 826 HS. Như vậy là quá chỉ tiêu đến 238 HS, nhưng nhà trường chỉ mở thêm có hai lớp 1 (?). Hay như Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai), năm nay đón 1.145 học sinh vào lớp 1, phải chia làm 23 lớp và là trường có đông học sinh lớp 1 nhất Hà Nội...

Theo ông Tạ Đăng Quang, bảo vệ tại Trường tiểu học Dịch Vọng B, thì: “So những năm trước số lượng lớp 1 của trường chỉ dao động trong khoảng 6 - 7 lớp, nhưng đến năm nay lại lên đến 9 lớp”, đây có lẽ là con số cao nhất của trường từ trước đến nay.

Đối với các bậc phụ huynh, một số chỉ cười trừ chấp nhận vì “dù cũng có lo nhưng cũng đâu có còn cách nào đâu! Không lẽ lại để con nghỉ ở nhà một năm rồi năm sau mới học lớp 1”. Thế nhưng cũng có không ít nh???ng bức xúc trong nhiều phụ huynh khác, theo tâm sự của chị Phạm Ngọc Mai, phụ huynh có con vào lớp 1 Trường tiểu học Nghĩa Tân: “Vì mang danh là trường điểm nên có rất nhiều người ở nơi khác cũng cho con mình về tận đây để học. Chứ nếu chỉ có ở đây thôi thì số lượng cũng không đến mức đông như thế!”.

Anh Nguyễn Hoàng Long, trú ở đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy), có con học lớp 1 tại Trường tiểu học Dịch Vọng A chia sẻ: “Dù đã quen trường, quen lớp được hơn một tháng nay rồi, nhưng con tôi chưa thật sự hứng thú khi đến lớp. Vì lớp chật, các dãy bàn kê kín lối đi, con không được thoải mái chạy nhảy”.

Còn chị Nguyễn Hoàng Oanh ở khu làng quốc tế Thăng Long (quận Cầu Giấy) nói: “Con gái tôi vốn hiền lành nên thường xuyên bị xếp ngồi dãy cuối cùng của lớp. Do lớp quá đông, phải kê thêm nhiều bàn nên dãy bàn cuối của con tôi rất xa khoảng cách với bảng. Đi học về, tôi phát hiện cháu liên tục nheo mắt. Lớp chật chội thế, chẳng mấy chốc cháu phải đeo kính từ năm lớp 1. Chưa kể, tối nào, tôi cũng phải rèn chữ cho con đến 10 giờ tối mới đi ngủ vì trên lớp, cô không thể chú ý tới gần 70 cháu được!

Loay hoay giải pháp hay… làm ngơ?

Năm nay lứa tuổi “rồng vàng” sinh năm 2012 bắt đầu vào lớp 1. Tâm lý chọn năm tốt để sinh con khiến cho số trẻ em sinh vào năm này tăng đột biến tới 30.000 HS. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số tự nhiên khá nhanh cộng với sự gia tăng cơ học (tập trung nhiều ở những khu chung cư, khu đô thị) khiến sức ép về các lĩnh vực xã hội cũng lớn hơn, đặc biệt là giáo dục. Dân số thì tăng mạnh, các khu chung cư cứ “mọc lên như nấm” nhưng bản thân những khu chung cư đó (cả cao cấp lẫn bình dân) đều không xây trường học riêng. Như theo khảo sát tại một số trường tiểu học tại quận Cầu Giấy như TH Dịch Vọng A, Dịch Vọng B, Nghĩa Đô… thì quanh mỗi trường có tới hơn 10 tòa nhà chung cư, còn chưa kể tới nhà dân nằm san sát nhau. Vậy với số lượng dân cư như vậy thì số trường học hiện nay là không thể đủ.

Trong khi đó, đề xuất xây thêm các trường tiểu học trên địa bàn thành phố vẫn giậm chân tại chỗ. Ngay trong năm học 2018 - 2019, các trường bị quá tải HS đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế bớt tình trạng này. Nhưng bản thân các giải pháp cũng nhanh chóng bộc lộ nh???ng bất cập.

Giải pháp phổ biến là trong lớp, các em phải ngồi ba hoặc tăng các dãy bàn kê đến chân tường cuối lớp. Điều này thật khó tránh vì diện tích lớp đã cố định mà số lượng HS là quá lớn nên bắt buộc phải áp dụng để bảo đảm các em đều được đi học. Vì sĩ số HS quá đông nên Trường tiểu học Dịch Vọng A đã chủ động ký hợp đồng tuyển giáo viên trợ giảng cho giáo viên chính đứng lớp. Tuy nhiên, số cô trợ giảng này không nằm trong “biên chế” nên nhà trường chỉ có thể trả lương thấp, không có chế độ, chủ yếu là sinh viên mới ra trường. Chính vì thế nhiều phụ huynh kêu ca, các cô trẻ rất thiếu kinh nghiệm nên rất lúng túng trong các lớp đông như vậy.

Bên cạnh đó, nhiều trường buộc mở thêm lớp 1, tận dụng tối đa các phòng học của trường để lấy làm nơi dạy học. Như ở Trường tiểu học Nghĩa Đô đã phải cải tạo phòng làm việc của cô hiệu trưởng và hiệu phó để làm phòng học.

Hay tại Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai), do không đủ lớp nên mỗi tuần học sinh chỉ học bốn ngày. Hệ lụy của sự sắp xếp này, khiến nhiều phụ huynh “méo mặt”. Anh Trần Hoàng Anh có con học lớp 1 chia sẻ, thứ bảy đáng lẽ con anh được nghỉ ngơi thì lại phải đi học, còn cứ đến thứ tư cháu nghỉ học thì lại không có ai ở nhà để trông nom. Giải pháp là anh phải thuê gia sư vừa trông cháu, vừa kèm học với giá từ 150.000 đồng - 200.000 đồng/buổi. “Như vậy mỗi tháng sẽ phải tốn thêm khoảng hai triệu đồng!” , anh Hoàng Anh thở dài.

Có thể thấy tất cả các giải pháp trên nhằm giảm tải học sinh ở cấp tiểu học vẫn chỉ là… tình thế. Sự gia tăng dân số như hiện nay đòi hỏi có nh???ng biện pháp lâu dài và bền vững đối với nền giáo dục của Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng. Thực trạng hiện nay cùng nh???ng bức bối của nhiều bậc phụ huynh, giáo viên, nhất là các em HS - những “nhân vật chính” phải gánh chịu cảnh chật chội, chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng, là câu hỏi thường trực gửi đến cấp Sở và các phòng giáo dục thành phố!

Chị Hoàng Thị Thúy đang ngụ tại chung cư CT2B Nghĩa Đô, 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy Hà Nội, cho biết: “Năm nay nhìn các con đi học mà thương, vào lớp thấy chật kín toàn người là người. Có bàn ngồi ba cháu, nhưng nghĩ lại vẫn còn hơn không có chỗ mà ngồi. Tôi nghe một anh kể bên Trường tiểu học Mai Dịch đã tăng thêm một lớp G rồi nhưng sĩ số vẫn 68 - 69 học sinh/lớp. Cứ kiểu này thì chỉ sợ chất lượng dạy và học của cô trò không được bảo đảm thôi. Nghe bảo có trường phải thay đổi lịch học, mượn phòng học cho các con nhưng đó không thể là biện pháp lâu dài được”. Trang web giải trí trực tuyến Vulture Gem