Từ nghi ngờ phác đồ điều trị...
Theo Viện Nghiên cứu phòng, chống ung thư, hiện nay, Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm, đứng 78/172 nước có tỷ lệ tử vong cao do ung thư. Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở nước ta có xu hướng tăng nhanh, dự kiến vượt 190.000 ca vào năm 2020.
Thời gian gần đây, liên quan việc điều trị bệnh ung thư, có nhiều ý kiến cho rằng phác đồ điều trị ung thư bằng truyền hóa chất đã lạc hậu, dẫn đến số bệnh nhân tử vong nhiều. Lãnh đạo Bệnh viện (BV) K (Bộ Y tế) đã có cuộc gặp gỡ báo chí làm rõ các vấn đề mà dư luận quan tâm.
PGS, TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng, chống ung thư, khẳng định, phác đồ điều trị ung thư bằng truyền hóa chất hoàn toàn không lạc hậu, cũng như không dẫn đến số bệnh nhân tử vong nhiều. Viện Ung thư quốc gia Mỹ, Hội Ung thư châu Âu đều khẳng định hóa trị vẫn là một trong các phương pháp quan trọng điều trị ung thư, có thể ngăn chặn tiến triển của ung thư, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Nếu chỉ định đúng, hóa trị mang lại hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ có thể chấp nhận được.
Cùng sự tiến bộ, phát triển của y học thế giới, Việt Nam cũng có nhiều bước tiến trong việc điều trị ung thư. BV K có đủ thiết bị máy móc, thuốc điều trị ung thư như các nước tiên tiến trên thế giới, giúp tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị ung thư hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Tại BV K, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng tăng lên, nhiều loại ung thư tỷ lệ chữa khỏi ngang các nước. Chẳng hạn, với ung thư vú, tỷ lệ chữa khỏi chung là từ 70 - 75% (tương đương ở Singapore); ung th?? vú giai đoạn sớm tại chỗ, tỷ lệ chữa khỏi 95%; bệnh ở giai đoạn hai tỷ lệ khỏi là 75%, giai đoạn ba tỷ lệ khỏi giảm xuống còn 65%, giai đoạn cuối tỷ lệ chữa khỏi dưới 5%. Với các bệnh khác cũng vậy, phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.
... Tới ra nước ngoài chữa bệnh
Bà Lê Thu M. (53 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi sang Singapore điều trị ung thư vì một sự tình cờ. Nhưng qua đó rồi thì lại muốn có điều kiện để ở lại điều trị”. Nhớ lại những ngày đầu bị nghi ngờ mắc bệnh ung th?? vú (cuối năm 2003), bà M. rất hoang mang, lo lắng. Làm các xét nghiệm, chẩn đoán tại một số BV trong nước, bà từng được bác sĩ chẩn đoán bị “phong thấp”.
Cuối năm 2007, bà thấy đau ở xương ức, chỗ mổ cắt ngực bị tấy đỏ lên. Sau khi làm xạ hình xương, bà được chẩn đoán di căn xương ức. Trong lúc đó, bà nhận được lời khuyên của một bác sĩ là sang Singapore tầm soát tổng thể của di căn. Tại một BV tư nhân ở Singapore, bác sĩ điều trị đề nghị bà mang sang mẫu đã sinh thiết ở Việt Nam để xét nghiệm lại. Kết quả hóa mô miễn dịch HER 2 dương tính, trong khi kết quả này trong nước là âm tính, bà quyết định điều trị tại Singapore.
Thông thường các bác sĩ của Singapore làm việc liên thông với nhau. Vì vậy, bệnh nhân không phải đi từ BV này sang BV khác để khám, chữa bệnh, mà bác sĩ điều trị chính sẽ mời bác sĩ của BV khác đến.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, bây giờ điều kiện đi nước ngoài rất dễ dàng, thông tin nhiều và có cả dịch vụ làm hết các thủ tục như đưa đón ở sân bay về khách sạn hoặc căn hộ để ăn uống, nghỉ ngơi, phiên dịch..., nên số lượng bệnh nhân đi chữa bệnh ở nước ngoài khá nhiều. Tuy nhiên, chi phí khám, chữa bệnh ở nước ngoài có thể gấp bốn lần, thậm chí gấp 10 lần trong nước vì vậy không phải ai cũng đủ điều kiện.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng rất khó ước tính khoản phí khám, chữa bệnh của người Việt Nam ở nước ngoài, do người đi chi trả bằng nhiều hình thức không thống kê được... Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, ước tính, chi phí khám, chữa bệnh của người Việt ở nước ngoài khoảng 2 tỷ USD/năm.
Cải thiện chất lượng dịch vụ
Làm rõ hơn về phương pháp điều trị ung thư, lãnh đạo BV K cho biết thêm, xạ trị là sử dụng tia bức xạ ion hóa để tiêu diệt tế bào ung thư và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp là một trong các phương pháp quan trọng nhất để điều trị và kiểm soát ung thư. Có từ 50-70% số bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị. Điều trị hóa chất là sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và đương nhiên độc cho tế bào ung thư nhiều hơn độc cho tế bào lành của cơ thể.
So hiệu quả đem lại, các tác dụng phụ do hóa trị là chấp nhận được. Hóa trị chỉ định chủ yếu cho ung thư giai đoạn di căn, sau đó là vai trò bổ trợ cho ung thư giai đoạn khu trú sau điều trị tại chỗ, có nguy cơ cao tái phát di căn. Điều trị nhắm đích là sử dụng các thuốc ngăn chặn sự phát triển rộng của tế bào ung thư bằng cách cản trở các phân tử đặc hiệu liên quan quá trình sinh ung thư và sự phát triển của khối u.
GS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (TTUBBM) BV Bạch Mai cho biết, phương pháp điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay đều tuân thủ quy trình chuẩn quốc tế. Với mỗi quy trình, các cơ sở điều trị ung thư trong nước đã áp dụng các phương pháp và máy móc tiên tiến. Thí dụ, các bác sĩ Việt Nam có đầy đủ kinh nghiệm khám lâm sàng kết hợp các loại máy móc để chẩn đoán ung thư từ xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa, nội soi đến chiếu chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, y học hạt nhân (PET/CT), xét nghiệm gene ban đầu…
Về điều trị, các cơ sở điều trị ung thư trong nước đã làm chủ các phương pháp mới như sử dụng hình ảnh PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị gia tốc với kỹ thuật điều biến liền (IMRT); xạ trị gia tốc tuyến tính tại BV K, TTUBBM, BV Ung bướu Hà Nội, BV Ung bướu TP Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy; xạ phẫu dao gamma ở BV Chợ Rẫy, BV Đại học Huế. Đặc biệt, những phương pháp như xạ phẫu với dao gamma quay của Mỹ tại TTUBBM, điều trị bằng sóng siêu cao tần (HIFU) tại BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh… đều lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Thế nhưng, điều quan trọng là làm thế nào để có được niềm tin của bệnh nhân. Theo mô hình bệnh tật mới, ung thư là căn bệnh có số người mắc nhiều nhất. Hiện tỷ lệ mắc mới ung thư tại Việt Nam là 150.000 bệnh nhân/năm, số tử vong là 50.000 trường hợp. Trong khi đó, các cơ sở điều trị ung thư trong nước lại chưa được đầu tư thỏa đáng.
Thậm chí, nhiều bệnh nhân biết một số cơ sở điều trị ung thư trong nước rất tốt, giá rẻ nhưng họ vẫn ra nước ngoài điều trị vì môi trường BV chưa thân thiện. Tại một số cơ sở, các bác sĩ chưa thống nhất cách điều trị chung, mỗi bác sĩ “phán” một kiểu khiến người bệnh hoang mang. Có nơi, bác sĩ khuyên bệnh nhân ra nước ngoài điều trị để hưởng hoa hồng. Không khí BV thì ồn ào, nóng bức, thậm chí ba, bốn bệnh nhân/giường. Các bác sĩ không đủ thời gian để khám kỹ cho từng người bệnh…
Trước thực tế này, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ngành y tế đang triển khai quy hoạch mạng lưới phòng, chống ung thư tại tám vùng kinh tế trọng điểm bằng nguồn đầu tư trái phiếu của Chính phủ. Theo đó, sẽ đầu tư theo hướng trọng tâm như xây dựng trung t??m ph??ng, chống ung bướu và các khoa ung bướu tại BV tuyến tỉnh có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên môn… để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức xây dựng các BV có chất lượng cao theo hướng xã hội hóa, nhằm phát triển mạnh mạng lưới khám, chữa bệnh.
Trang web chính thức giải trí trực tuyến Baccarat sang trọng