Ca nhạc truyền thống Huế là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất cố đô Huế, bao gồm khoảng trên 80 làn điệu, bài bản của dòng âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và một phần Nhã nhạc cung Huế. Một trong những loại hình âm nhạc mang âm hưởng của nghệ thuật truyền thống văn hóa Huế được hòa điệu giữa con người, âm nhạc với sông nước và cảnh vật của dòng sông Hương thơ mộng đó là Ca Huế. Đây là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian được hình thành và phát triển từ dòng ca nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc cung đình tồn tại qua các thế kỷ, được gắn kết giữa đời sống văn hóa của người dân xứ Huế với các loại nhạc cụ như: tranh, tỳ, nhị, nguyệt, tam, xen với bầu, sáo và bộ gõ trống Huế…
Sự phát triển, lan tỏa của Ca Huế qua nhiều thời kỳ lịch sử và trở thành kho tàng quý báu của cả dân tộc. Cùng với Ca trù miền Bắc, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phòng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam, đứng thứ hai về bề dày lịch sử, và là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình. Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ca Huế vào ngày 8-6-2015, thể hi???n s??? trân trọng đối với loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa vật thể và phi vật thể ở Huế.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung đánh giá, làm rõ cứu các vấn đề như: nguồn gốc hình thành và phát triển của Ca Huế, ảnh hưởng của các tầng lớp nho sĩ, quý tộc triều Nguyễn, mối quan hệ giữa dân gian - cung đình, sự tiếp biến âm nhạc Đàng Ngoài, âm nhạc Chăm, dân ca Bình Trị Thiên. Đặc biệt Hò và Lý trong sự hình thành và phát triển Ca Huế; tầm ảnh hưởng văn hóa sâu sắc và sức lan tỏa mạnh mẽ của nghệ thuật Ca Huế đối với các loại hình khác; phác thảo chân dung các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc công lão thành đã có đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế; vấn đề cần định hướng, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế trong giai đoạn mới.
Các đại biểu còn thảo luận các tiêu chí xây dựng hồ sơ để đệ trình UNNESCO xem xét công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhiều đại biểu tham dự khẳng định, Ca Huế được hình thành vào khoảng thế kỷ 17 và có nguồn gốc gắn bó với cung đình. Nét độc đáo của Ca Huế là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa, tinh tế giữa hai dòng nhạc bác học và dân gian, nhất là trong thể loại dân ca hò Huế và lý Huế.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, Ca Huế đạt đến đỉnh cao dưới vương triều Nguyễn, nhất là từ thời Minh Mạng (1820-1840) đến thời Tự Đức (1848-1883). Thời kỳ lịch sử ấy đã để lại cho Huế nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, trong đó có hai giá trị văn hoá phi vật thể là âm nhạc cung đình và ca Huế.
Dựa vào các yếu tố lịch sử, địa văn hóa cũng như đặc điểm nghệ thuật Ca Huế, có thể đoán định Ca Huế có nguồn gốp từ cung đình, từ việc tiếp thu, kế thừa chọn lọc từ kho tằng phong phú của dân Ca, dân nhạc khu vực miền Trung và cố hương đất Bắc. Ca Huế với hệ thống bài bản có cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi kỹ năng biểu diễn.
GS.TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho rằng, từ Nhã nhạc, và cả Ca Huế "theo chân" các vị quan nhạc, vốn âm nhạc chuyên nghiệp Huế đã thâm nhập cộng đồng dân cư Việt để toả sáng. Ca Huế vì thế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền âm nhạc cổ truyền của người Việt và xứng đáng được tôn vinh.
TS Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế đánh giá: Hội thảo về Ca Huế lần này có quy mô quốc gia đầu tiên được tổ chức tại Huế, đã thu hút 25 tham luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý là các chuyên gia trong và ngoài tỉnh tham gia. Các tham luận đã đánh giá một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của Ca Huế, tầm ảnh hưởng văn hóa sâu sắc và sức lan tỏa mạnh mẽ của nghệ thuật Ca Huế đối với các loại hình âm nhạc tại Việt Nam, từ đó xây dựng luận cứ đề nghị lập hồ sơ di sản Ca Huế đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Link tải xuống ứng dụng MG Electronics