Lạc quan luôn là thứ chìa khóa để mỗi người vượt qua thử thách. Trên con đường tắc, nhiều người vẫn tìm được niềm vui. Người ta sẽ có thêm bạn đồng hành trên con đường rời thành phố. Người ta sẽ tìm được niềm động viên nhỏ nhỏ về sự may mắn của mình…
Cuối tuần, mọi ngả đường rời Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều tắc nghẽn từ chiều cho đến tận tối mịt, khi người dân rời những siêu đô thị về quê ăn Tết Dương lịch. Tưởng tắc đường là chuyện buồn. Song, không khí lại rôm rả hơn người ta nghĩ. Cùng chôn chân trên con đường tắc, có người vốn xa lạ bỗng rủ nhau tấp vào vỉa hè làm cốc trà nóng hàn huyên. Đợi mãi chả nhúc nhích được, thôi cứ vào quán trà đợi còn hơn trên đường. Bỗng dưng có thêm bạn trong lúc chờ đợi. Khéo ra, lại tìm được bạn tâm đàm. Có anh đi ô tô, mở cửa kính ra buôn chuyện vọng sang anh bên cạnh. Lại còn mời nhau hút thuốc để tạm quên cái ấm ách vùng bụng dưới khi trót uống quá đà.
Tắc đường? Ừ, đàng nào nó chả tắc. Nhiều người còn ưỡn ngực tự hào mình may mắn, khi nhanh trí xin con nghỉ học hẳn nửa buổi chiều. Người thì khoe vợ mình bình thường chậm chạp, hôm nay nhanh nhảu sắp đồ... Chứ “chạy” khỏi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tầm năm giờ chiều thì có mà nửa đêm mới về đến quê. Người ta động viên nhau. Thế này còn may chán. Chứ Tết âm còn tắc kinh hơn…
Trước đây tôi từng nghi ngờ việc người Việt được một tổ chức quốc tế coi là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao. Một trong những lý do khiến người Việt luôn cảm thấy hạnh phúc là sự lạc quan, yêu đời. Tắc đường đến mấy tiếng đồng hồ mà có người vẫn tìm được niềm vui.
Thực ra, cái lạc quan khi tắc đường không bất chợt xuất hiện. Mà là do người ta có tầm nhìn, do hiểu thấu vấn đề. Khi nói về sự tắc đường ở những cửa ngõ đô thị dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết, câu cửa miệng mà ai cũng thuộc lòng là: “Nghỉ lễ, nghỉ Tết năm nào chả thế”. Hay lê la, tôi từng nghe mấy anh bốc vác, xe ôm từ quê lên, cả mấy cụ già bán nước, đều “chém như đúng rồi”: “Người thì đông, đường thì hẹp, kiểu gì chả tắc”. Hay “Tết năm nào chả thế, phàn nàn cũng có tốt hơn đâu?”
Khi hiểu gốc rễ vấn đề, người ta chấp nhận và vui với nghịch cảnh. Triết lý mà nhiều triết gia vẫn khuyên nhủ cuộc đời như thế. Tưởng thực hiện rất khó nhưng hóa ra lại rất dễ tìm trong cuộc sống quanh ta.
Chuyện tắc đường ở những cửa ngõ đô thị lớn dịp nghỉ lễ, Tết là chuyện mặc nhiên. Năm sau, sẽ còn tắc hơn năm trước là điều mà nhiều người không phải chuyên gia cũng dự báo được. Ví như Hà Nội, mỗi năm Hà Nội có thêm “một huyện người”, khoảng 200 nghìn dân. Chủ yếu là gia tăng cơ học. Nói cụ thể là do dân cư các nơi khác di cư về. Hà Nội đang trên con đường trở thành “siêu đô thị”, thì tương ứng với nó là những “siêu phường”. Phường Hoàng Liệt dự kiến có 80 nghìn dân. Phường Vĩnh Tuy khoảng hơn 40 nghìn. Phần lớn những con đường vẫn đứng yên như cũ. Thi thoảng mới cơi nới thêm chút ít về hai bên. Mà hiếm có dự án nào kịp tiến độ. Câu chuyện c??ng không khác hơn bao nhiêu ở đầu kia của đất nước, TP Hồ Chí Minh. Tắc nội đô trong ngày thường. Còn cửa ngõ thành phố dịp lễ, Tết giống như cuộc hỗn chiến là điều mà hầu như ai cũng hiểu.
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được một số người ví là “đô thị lệch”. Lệch giữa hạ tầng và dân số. Nhưng đó mới là cái lệch thứ nhất. Cái lệch thứ hai là tương quan sự phát triển của những “siêu đô thị” như Hà Nội với các đô thị của các tỉnh lân cận. Không phải người ngoại tỉnh nào cũng muốn đổ về những “siêu đô thị”. Song, n???u không có độ “lệch” lớn giữa Hà Nội với các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình…, chắc rằng, nhiều người sẽ có lựa chọn khác. Hình như, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang “ôm” quá nhiều thứ vào lòng, từ trung tâm kinh tế, xăn hóa, xã hội, thương mại, cho đến khoa học, giáo dục… Nếu có sự đầu tư, phát triển các đô thị khác trong vùng, n???u có một đô thị nào đó “đỡ” Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh trong vai trò một “thành phố đại học”; hay ít ra, là đầu tư vào các đô thị vệ tinh của chính những thành phố này, câu chuyện đã rẽ theo một ngả khác.
Cuối năm, là dịp người ta hay nhìn lại. Đất nước và hai đầu tàu kinh tế lớn nhất đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song, vẫn chưa thấy tín hiệu khả thi nào trong việc giảm tốc độ gia tăng dân số cơ học ở những “siêu đô thị” này. Hà Nội, mỗi năm tiếp tục “có thêm một huyện người”. Hạ tầng vẫn ì ạch đuổi theo. Đô thị vẫn “lệch” như thường vẫn thế…
Nhưng thật may, người Việt vốn lạc quan trong cuộc sống. Tết Dương lịch cũng là khi Tết Nguyên đán sắp cận kề. Đường về quê dự kiến sẽ còn tắc hơn dịp Tết “tây”. Chưa kể, sẽ phải giành giật để có một chỗ ngồi trên xe khách. Lạc quan luôn là thứ chìa khóa để mỗi người vượt qua thử thách. Người ta sẽ có thêm bạn đồng hành trên con đường rời thành phố. Người ta sẽ tìm được niềm động viên nhỏ nhỏ về sự may mắn của mình, khi đứng trên những con đường tắc nghẽn hàng cây số…
Link tải xuống ứng dụng máy đánh bạc